Người chưa có bằng lái xe máy có được học lái xe ô tô không? - Học lái xe An Thái

Người chưa có bằng lái xe máy có được học lái xe ô tô không?

“Người chưa có bằng lái xe máy có được học lái xe ô tô không?” là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc khi có nhu cầu học lái xe ô tô nhưng chưa có bằng lái xe máy. Liệu điều này có ảnh hưởng đến khả năng đăng ký học lái xe ô tô hay không? Hãy cùng tìm hiểu về các quy định và điều kiện cần thiết để bạn có thể bắt đầu học lái xe ô tô, ngay cả khi chưa sở hữu bằng lái xe máy.

Các loại bằng lái xe ô tô phổ biến hiện nay

Từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 sẽ chính thức có hiệu lực với những thay đổi quan trọng về phân hạng giấy phép lái xe. Cụ thể, sẽ có tổng cộng 15 hạng giấy phép, bao gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E. Sự thay đổi này tăng thêm 2 hạng so với quy định hiện hành, nhằm tạo điều kiện rõ ràng và phù hợp hơn cho người tham gia giao thông.

nguoi-chua-co-bang-lai-xe-may-co-duoc-hoc-lai-xe-o-to-khong

  • Hạng B: Cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
  • Hạng C1: Cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
  • Hạng C: Cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
  • Hạng D1: Cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
  • Hạng D2: Cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;
  • Hạng D: Cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
  • Hạng BE: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
  • Hạng C1E: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
  • Hạng CE: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;
  • Hạng D1E: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
  • Hạng D2E: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
  • Hạng DE: Cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.

Bằng lái ô tô có thể thay thế được bằng lái xe máy không?

nguoi-chua-co-bang-lai-xe-may-co-duoc-hoc-lai-xe-o-to-khong

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe cơ giới tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đủ tuổi, sức khỏe theo quy định.
  • Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Cụ thể, xe ô tô và xe máy là hai loại phương tiện cơ giới khác nhau. Do đó, khi điều khiển loại phương tiện nào, người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện đó. Ví dụ, khi điều khiển xe mô tô, người lái phải có bằng lái xe mô tô. Nếu lái xe hơi, tài xế phải có bằng lái xe ô tô. Và tất nhiên không thể dùng bằng ô tô để thay thế cho bằng lái xe máy và ngược lại.

Tuy nhiên, người lái xe có thể tích hợp giấy phép lái xe máy và ô tô. Để làm thủ tục này, người lái xe phải đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Việc nắm rõ các quy định về điều kiện lái xe cơ giới là rất quan trọng. Điều này giúp người lái xe tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông.

Chưa có bằng lái xe máy có được học bằng lái ô tô không?

Tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, có quy định

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc; học tập tại Việt Nam.
  • Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe; có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người học bằng lái xe; phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ để học bằng lái xe. Luật không có quy định không có bằng lái xe máy thì không được cấp bằng lái xe ô tô.

Nếu đã có bằng lái xe ô tô nhưng chưa có bằng xe máy, người điều khiển phương tiện có thể thi lấy bằng lái xe mô tô. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Luật Giao thông đường bộ cho phép người đã có bằng ô tô được bỏ qua phần thi luật và chỉ cần thi phần thực hành để lấy bằng xe máy

Hồ sơ đăng ký học bằng lái xe ô tô

Để chuẩn bị cho quá trình học, người học cần chuẩn bị 1 số loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký học lái xe 
  • Bản sao CMND/CCCD photo (không cần công chứng)
  • 10 ảnh 3×4 (ảnh phông nền xanh)
  • Giấy khám sức khỏe thi lái xe (học viên có thể khám ngoài hoặc khám trực tiếp tại trung tâm)
  • Bản sao A1 (nếu có)

Chú ý: Trong hồ sơ đăng ký học bằng lái xe ô tô, ảnh cá nhân của bạn không được đeo kính, tóc không được che tai và phải cài khuy áo. Họ tên trên các giấy tờ phải được viết hoa. Điều này giúp đảm bảo rằng hồ sơ của bạn sẽ không gặp vướng mắc trong quá trình đăng ký.

Nếu bạn đang tìm trung tâm dạy lái xe ô tô hạng B – C1 uy tín, chất lượng, Đào tạo lái xe An Thái là lựa chọn lý tưởng. Gọi ngay Hotline: 0796.300.900 hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn miễn phí và chọn khóa học phù hợp.

Chỉ cần mang theo CMND/CCCD đến văn phòng An Thái gần nhất, bạn sẽ được hỗ trợ làm hồ sơ nhanh chóng. Với học viên ở xa, trung tâm còn hỗ trợ đăng ký và hoàn tất hồ sơ online, tiện lợi – tiết kiệm thời gian.