Bài 3: Dừng Xe Và Khởi Hành Xe Ngang Dốc – 11 Bài Thi Sa Hình

Bài thi dừng xe và khởi hành xe ngang dốc được coi là một trong những thử thách khó khăn nhất trong 11 bài thi sát hạch. Bài thi này có những tình huống loại trực tiếp nếu học viên thao tác sai. Đối với hạng B2, học viên phải nắm vững thao tác nhả côn (ly hợp) để tránh việc xe bị chết máy và bị trừ điểm.

1. Thực hiện bài thi

Bài thi “Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc” có hai cách thực hiện chính, tùy thuộc vào tình huống và kỹ năng của học viên.

1.1 Cách 1: Bỏ điểm dốc để an toàn

Bước 1 – Dừng xe: Sau khi hoàn thành bài thi người đi bộ, học viên mở chân côn từ từ để xe di chuyển, sau đó mở hết hành trình chân côn (ly hợp) để xe lên dốc. Khi nghe tín hiệu “Bing bong”, học viên nhanh chóng đạp hết hành trình chân côn (ly hợp) đồng thời đạp chân thắng cho xe dừng lại.

11-bai-thi-sa-hinh-bai-3-dung-xe-khoi-hanh-xe-ngang-doc

Bước 2 – Khởi hành: Sau khi xe dừng, học viên mở chân côn (ly hợp) thật chậm đồng thời quan sát kim đồng hồ vòng tua máy. Khi đồng hồ dao động và vòng tua còn khoảng 600 (mức giữa thang đo 5 và 7), học viên dừng lại, cảm nhận thấy xe có vẻ rung lắc.

11-bai-thi-sa-hinh-bai-3-dung-xe-khoi-hanh-xe-ngang-doc

Bước 3: Nhả hoàn toàn chân thắng và chuyển chân phải từ chân thắng sang chân ga. Xe sẽ từ từ bò lên dốc. Nếu xe không di chuyển, đạp nhẹ vào chân ga và hơi nhả côn (ly hợp) ra thêm để xe từ từ vượt qua dốc.

Video thực hiện bài thi Dừng xe và khởi hành ngang dốc – Hướng dẫn Dừng non

1.2 Cách 2: Sử dụng chân côn (ly hợp) để lấy điểm dốc

Bước 1 – Dừng xe: Sau khi hoàn thành bài thi người đi bộ, học viên cần mở chân côn từ từ để xe bắt đầu di chuyển. Giữ chân côn ở vị trí mở để xe từ từ bò lên dốc. Khi xe bắt đầu lên dốc, nếu tốc độ giảm, hãy nhẹ nhàng nhả thêm một chút chân côn để duy trì tốc độ đều đặn. Điều quan trọng là giữ cho xe bò lên dốc một cách mượt mà và ổn định, không để xe bị ngừng hoặc lao xuống.

11-bai-thi-sa-hinh-bai-3-dung-xe-khoi-hanh-xe-ngang-doc

Bước 2: Quan sát gương chiếu hậu phía sau, khi nào bánh xe sau vừa lăn qua khỏi vạch vàng thì chúng ta đạp chân côn (ly hợp) xuống và thắng lại.

11-bai-thi-sa-hinh-bai-3-dung-xe-khoi-hanh-xe-ngang-doc

Bước 3 – Khởi hành: Sau khi xe dừng, để khởi hành, học viên mở chân côn (ly hợp) từ từ, đồng thời theo dõi kim đồng hồ vòng tua máy. Khi vòng tua đạt khoảng 650 (trung bình giữa thang đo 5 và 7), học viên dừng lại, cảm nhận thấy xe có vẻ rung lắc.

11-bai-thi-sa-hinh-bai-3-dung-xe-khoi-hanh-xe-ngang-doc

Bước 4 – Khởi hành lên dốc: Nhả hết phanh chân và chuyển chân phải từ phanh sang ga, xe sẽ từ từ bò lên dốc. Nếu xe vẫn đứng yên, hãy đạp nhẹ vào chân ga và đồng thời nhả thêm một chút chân côn (ly hợp) để xe từ từ vượt qua dốc.

2. Lưu ý

2.1 Yêu cầu đạt được

  • Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 50cm, bánh sau dừng không quá vạch màu vàng;
  • Khởi hành xe êm dịu, không bị tụt dốc quá 50cm;
  • Xe qua vị trí dừng trong khoảng thời gian 30 giây

2.2 Các lỗi thường bị trừ điểm

  • Không dừng xe ở vạch dừng quy định, bị truất quyền sát hạch;
  • Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định, bị trừ 5 điểm;
  • Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị truất quyền sát hạch;
  • Quá thời gian 20 giây kể từ khi dừng xe không khởi hành xe qua vạch dừng, bị trừ 5 điểm;
  • Quá thời gian 30 giây kể từ khi dừng xe không khởi hành xe qua vạch dừng, bị truất quyền sát hạch;
  • Xe bị tụt dốc quá 50 cm kể từ khi dừng xe, bị truất quyền sát hạch;
  • Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm.

Bài thi tiếp theo: Bài 4 – Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

Comment (1)

  • Tháng mười 2, 2024

    Bài 2: Dừng Xe Nhường Đường Cho Người Đi Bộ - 11 Bài Thi Sa Hình - Học Lái Xe An Thái

    […] Bài thi tiếp theo: Bài 3 – Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc […]