Mức phạt sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2025 là bao nhiêu? - Học lái xe An Thái

Mức phạt sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2025 là bao nhiêu?

  • Home
  • Tin tức
  • Mức phạt sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2025 là bao nhiêu?

Mức phạt sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2025 là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều tài xế quan tâm khi tình trạng làm giả, sử dụng giấy phép lái xe không hợp pháp ngày càng phổ biến. Theo quy định mới nhất, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính nặng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết mức phạt khi sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2025, đồng thời cung cấp thông tin về cách kiểm tra và những hậu quả pháp lý mà người vi phạm có thể đối mặt.

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe (GPLX) là loại giấy tờ bắt buộc do cơ quan có thẩm quyền cấp, cho phép cá nhân điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông hợp pháp. Tùy theo từng hạng bằng, người lái phải đáp ứng điều kiện cụ thể về độ tuổi, sức khỏe và kỹ năng điều khiển phương tiện.

muc-phat-su-dung-bang-lai-xe-o-to-gia (1)
Người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mình điều khiển.

Dù quy định về GPLX có thể khác nhau giữa các quốc gia, nhưng điểm chung là người xin cấp bằng đều phải trải qua quá trình đăng ký, đào tạo và vượt qua các kỳ sát hạch nghiêm ngặt. Từ năm 2025, hệ thống GPLX tại Việt Nam đã tăng số hạng bằng lái từ 13 lên 15 hạng, giúp phân loại phương tiện rõ ràng hơn và đảm bảo người lái được đào tạo phù hợp.

Các loại giấy phép lái xe và thời hạn sử dụng 

muc-phat-su-dung-bang-lai-xe-o-to-gia (3)
Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe theo quy định mới

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có bằng A1, A, B1 là không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.

– GPLX hạng B và C1 có thời hạn10 năm kể từ ngày cấp;

– GPLX các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

Sử dụng bằng lái xe ô tô giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt vi phạm hành chính

Theo quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Do đó, trường hợp sử dụng bằng lái xe không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bằng lái xe giả) là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, căn cứ Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe giả được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW và các loại xe tương tự xe mô tô;
  • Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW, xe mô tô ba bánh;
  • Phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
muc-phat-su-dung-bang-lai-xe-o-to-gia (2)
Người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeID để kiểm tra tính hợp lệ của giấy phép lái xe.

Ngoài mức phạt theo quy định, người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe giả còn bị thu hồi bằng lái không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ.

Mức phạt truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi năm 2017), cụ thể như sau:

– Người nào sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 – 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
  • Thu lợi bất chính 10 – 50 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 – 07 năm:

  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

Để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro pháp lý, Học lái xe An Thái khuyến khích bạn không mua bán, sử dụng giấy phép lái xe giả hoặc nhờ thi hộ. Việc học lái xe nghiêm túc tại các trung tâm uy tín không chỉ giúp bạn có được bằng lái hợp pháp mà còn trang bị đầy đủ kỹ năng để tự tin cầm lái.

Trung tâm GDNN An Thái tự hào là địa chỉ đào tạo lái xe uy tín tại Bình Dương và TP.HCM, thường xuyên khai giảng các khóa học lái xe hạng A1 – A – B – C1 với mức học phí ưu đãi. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0796.300.900.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

Comments (3)

  • Tháng 5 2, 2024

    Cập Nhật Quy định Mới Về đào Tạo Lái Xe Hạng B1, B2, C Hiệu Lực Từ 01.06.2024 - Học Lái Xe An Thái

    […] Mức phạt sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2024 là bao nhiêu? […]

  • Tháng 5 15, 2024

    Phụ Nữ Học Lái Xe: Nên Chọn Bằng B1 Hay B2? - Học Lái Xe An Thái

    […] Mức phạt sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2024 […]

  • Tháng 10 2, 2024

    2 Cách Kiểm Tra Giấy Phép Lái Xe Thật Giả Cực đơn Giản - Học Lái Xe An Thái

    […] Mức phạt sử dụng bằng lái xe ô tô giả năm 2024 là bao nhiêu? […]